1 2 3 4 baner đẹp
( ĐĂNG KÝ TOUR GỌI ZALO / WHATSAPP): 0989.385.052
Tour Tây Thiên Thiền Viện Trúc Lâm Chùa Hà Tiên Tour Tây Thiên Thiền Viện Trúc Lâm Chùa Hà Tiên

Hành trình: Đền Trình, Đên Cô, Đền Cậu, Đền Quốc Mẫu

Quốc Mẫu Tây Thiên - Tam Đảo. Theo ngọc phả thời Hùng Vương, Mẫu Tây Thiên họ Lăng, tên chữ là Ngọc Tiêu, người thôn Đông Lộ, xã Đại Đình ngày nay. Bà đã có nhân duyên cùng vua Hùng thứ VII là Chiêu Vương khi nhà vua cầu “Tiên tử” ở núi Tam Đảo và được tuyển làm Hoàng phi.
S000270 Chùm tour tết 500.000 đ Số lượng: 1 cái

  • Tour Tây Thiên Thiền Viện Trúc Lâm Chùa Hà Tiên

  • Hành trình: Đền Trình, Đên Cô, Đền Cậu, Đền Quốc Mẫu

    Quốc Mẫu Tây Thiên - Tam Đảo. Theo ngọc phả thời Hùng Vương, Mẫu Tây Thiên họ Lăng, tên chữ là Ngọc Tiêu, người thôn Đông Lộ, xã Đại Đình ngày nay. Bà đã có nhân duyên cùng vua Hùng thứ VII là Chiêu Vương khi nhà vua cầu “Tiên tử” ở núi Tam Đảo và được tuyển làm Hoàng phi.

  • Thời lượng: 1 ngày
    Ngày khởi hành: Tết âm lịch
    Phương tiện: Ô tô
    Mã Tour: S000270
  • Giá: 500.000đ

Chi tiết Tour

CHƯƠNG TRÌNH TOUR

Cùng với Phật giáo, tín ngưỡng thờ Mẫu cũng xuất hiện rất sớm ở Tây Thiên. Theo ngọc phả thời Hùng Vương, Mẫu Tây Thiên họ Lăng, tên chữ là Ngọc Tiêu, người thôn Đông Lộ, xã Đại Đình ngày nay. Bà đã có nhân duyên cùng vua Hùng thứ VII là Chiêu Vương khi nhà vua cầu “Tiên tử” ở núi Tam Đảo và được tuyển làm Hoàng phi. Từ bà, mở ra một triều đại mới với 7 đời vương kế tiếp nhau, ở ngôi tới 200 năm, là thời kỳ thiên hạ thái bình, xã hội ổn định. Trong Từ điển Bộ Lễ nhà Lê, bà được xếp thứ hai sau Tản Viên Sơn Thánh, được vinh phong là: “Tam Đảo Sơn Trụ Quốc Mẫu Tối Linh Đại Vương”. Trên núi Thạch Bàn, đền thờ bà tọa lạc cùng với chùa Tây Thiên, nên cũng gọi là đền Thượng Tây Thiên.
 
Khai hội Tây Thiên

Tây Thiên - Thiền Viện Trúc Lâm - Chùa Hà Tiên chi tiết

Điểm tham quan chính:

  1. Tham quan và lễ tại Đền Trình
  2. Đi cáp treo lên đỉnh Mẫu
  3. Tham quan và lễ tại Đền Cô, Đền Cậu.
  4. Tham quan và lễ Mẫu.
  5. Tham quan bảo tháp Maldala, cổng Tam Quan.
  6. Tham quan vãn cảnh chùa Hà Tiên.
Với hơn 70km từ trung tâm Hà Nội đến chân đền Quốc Mẫu Tây Thiên và khoảng thời gian từ 1,5 cho đến 2 tiếng kể cả nghỉ ăn sáng cho hành trình lễ Mẫu.
05h00: Xe và hướng dẫn viên du lịch đón đoàn tại điểm hẹn khởi hành đi Tây Thiên - khu du lịch được bộ VHTT công nhận là khu di tích lịch sử văn hóa và danh thắng cảnh tháng 8 - 1991.
Quý khách dừng chân ăn sáng tại Vĩnh Yên (ăn sáng tự túc), trong cái lạnh của mùa đông nên ăn phở cho ấm bụng.
07h30: Đến khu danh thắng Tây Thiên. Quý khách tham quan và làm lễ tại Đền Trình, chùa Đồng Cỏ, chùa Tây Thiên, đền Thông, đền Cả, suối Giải Oan, suối Trường Sinh, thác Bạc....Quý khách tham quan đại bảo tháp Mandala ngay cạnh cổng Tam Quan.
Quý khách có thể đi xe điện hoặc cuốc bộ cho dẻo chân trước khi đến khu vực mua vé lên cáp treo (Vé xe điện 20k/1 lượt). Quý khách bắt đầu hành trình lễ Mẫu Tây Thiên và các đền khác trước khi xuống chân núi ăn trưa.
11h30: Quý khách ăn trưa tại nhà hàng.
13h30: Quý khách lên xe đi thăm quan Thiền Viện Trúc Lâm một trong những trường học dành cho các tăng ni phật tử ở nước ta. Tham quan Lầu Trống, Lầu Chuông, lớp học...
Thời gian tham quan Thiền Viện Trúc Lâm khoảng 1,5 tiếng.
15h00: Quý khách lên xe trở vể Hà Nội, trên đường ghé thăm Chùa Hà Tiên một ngôi chùa cổ của tỉnh Vĩnh Phúc với nhiều kiến trúc hoành tráng và giai thoại huyền bí.
17h00: Quý khách lên xe về Hà Nội, kết thúc một ngày lễ Mẫu tràn đầy cảm xúc.
 
GIÁ TRỌN GÓI: 500.000 VNĐ/ KHÁCH
(Áp dụng cho đoàn trên 20 khách)
Điện thoại tư vấn ngay: 0983656663
 
LƯU Ý:
  1. Tùy và số lượng khách chúng tôi sẽ xếp xe phù hợp với đoàn từ: 16, 29, 34, 45 chỗ. Xe 16 tối đa 12 khách/1 xe, 25 khách cho xe 29, 30 khách cho xe 34.
  2. Lễ lạp: Quý khách nên chuẩn bị đầy đủ lễ: Tiền vàng, bông,hơơng, hoa, trái, nến, xôi gà làm 03 lễ chính: Lễ Đền Trình, Quốc Mẫu, Đền Cô, Cậu. Các lễ khác có thể vừa phải đển giảm bớt đồ đạc mang theo rất nặng.
  3. Quý khách chuẩn bị đồ ăn mang theo như bánh, hoa trái, các loại thuốc men, giày mềm, dép quai hậu mềm, quần áo nhẹ nhàng thoáng dễ chịu cho việc đi bộ thoải mái.
Vé cáp treo:
- Một chiều: 130k
- Khứ hồi: 200k
- Trẻ em: 140k và 80k (giá vé cho trẻ từ: 1m - 1,3m), trẻ dơới 1m miễn phí.
 

Điểm tham quan chính trong hành trình

1. Đại Bảo Tháp Mandala

Tọa lạc dưới chân núi Thạch Bàn, Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên được đích thân Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa lựa chọn địa điểm, thiết kế, xây dựng, gia trì yểm tâm theo đúng giáo lý của Đức Phật về Mandala. Đây là sự hợp nhất của Từ bi và Trí tuệ, sự tái hiện Vũ trụ tương ứng với tỷ lệ, sắp xếp đối xứng của các luân xa, kinh mạch trên Thân vi tế của Đức Phật toàn tri.

Vì tính linh thiêng này, Đại Bảo Tháp không chỉ biểu trưng cho sự hiện thân của Đức Phật ngay chốn nhân gian mà còn là nơi vân tập của hải hội chư Phật, chư Bồ tát, Hộ pháp, Thiện thần, Không Hành Mẫu,… một Mandala trung tâm vũ trụ hội tụ năng lượng tinh túy của trời đất, ban nguồn ân phúc gia trì từ Tây Thiên tỏa khắp các vùng miền tổ quốc.
 
Đại bảo tháp Mandala

Đền Trình (Đền Thõng)

Đền Trình Tây Thiên


Nằm ngay dưới chân núi Thạch Bàn. Cách thành phố Vĩnh Yên 22km, trên tuyến quốc lộ 2B đến khu nghỉ mát Tam Đảo. Đền Thõng là cửa ngõ đưa chúng ta về với Mẫu và đến thăm một quần thể kiến trúc cổ nằm hòa quyện với cảnh thiên nhiên của núi rừng Tam Đảo.

Đền Thõng toạ lạc trên khu đất bằng phẳng, có thế đất thuận lợi đón lõng ô tô, xe máy, tạo điều kiện cho du khách thưởng ngoạn cảnh đẹp kì vĩ của thiên nhiên và tài năng của con người. Đến với nơi đây du khách còn được chiêm ngưỡng Cây Đa Chín Cội, nằm ngay tại sân đền Thõng đã có niên đại hàng trăm năm tuổi, là biểu tượng linh thiêng, làm tôn lên vẻ đẹp của khu danh thắng . Vẫn tại nơi đó nay còn lưu giữ tấm bia đá được bảo tồn nguyên vẹn, có nội dung “Tam Đảo Linh Sơn” là một chứng tích Lịch sử – Văn hoá rất giá trị, khẳng định danh thắng Tây Thiên đã được nhiều chiều đại hết sức quan tâm và coi trọng, là nơi “Địa linh” bậc nhất của cả nước
 

Đền Cậu Tây Thiên

Đền Cậu Tây Thiên


Theo như lời kể của nhân dân thì đền Cậu khởi nguồn là khe Trường Sinh, ở đây có đặt một bát hương và có một hòn đá, tương truyền là Cậu ngự ở đây, tập trung và nuôi quân trước khi đưa quân lên trên Mẫu. Đền được ban quản lý và nhân dân chung sức tu sửa lại vào năm 1993. Chắc chắn đây sẽ là điểm khởi nguồn đầu tiên tốt nhất cho mạch cảm xúc về với Mẫu của mỗi người khi đến với Tây Thiên.

Đền Cô Tây Thiên

Tiếp theo cuộc hành trình, từ đền Cậu “đi thêm khoảng 2km nữa chúng ta sẽ đến đền Cô. Đền Cô được xây dựng từ rất lâu đời và hiện đang thờ Cô Bé. Theo như lời kể lại, Cô Bé là con nhà trời, toạ lạc tại đây cùng Mẫu Thiên giúp dân, giúp nước. Nằm trong khu rừng cấm quốc gia nên đền Cô gặp một số khó khăn trong quá 1 trình quy hoạch, xây dựng và tu sửa nhưng bù lại khung cảnh ở đây tuyệt đẹp. Xung quanh đền là các thực vật phong phú và không khí trong lành tạo nên 1 cảnh sắc thanh nhã, thoáng đãng, yên bình.

Xa tít trên cao nơi đỉnh sườn chon von của khối núi trước mặt, nổi bật lên trên nền xanh thẫm của rừng già là một dải lụa trắng mềm mại kéo thẳng xuống một vực sâu bên dưới. Đó là Thác Bạc, một con thác cao rộng trắng xóa, ánh bạc đúng như tên gọi của nó. Cũng mang tên Thác Bạc bắt nguồn từ con suối chạy dọc thị trấn Tam Đảo hay ngọn thác ở đầu thị trấn Sa Pa, nhưng lòng thác ở Tây Thiên rộng hơn cả. Vào mùa khô cạn, những người trẻ khỏe có thể tìm đường vượt sang bờ suối bên kia để theo vách núi leo lên đến đỉnh ngọn thác này.
 

Chùa Tây Thiên Phù Nghì

Chùa Tây Thiên Phù Nghì lại được coi là ngôi chùa cổ nhất, có diện tích rộng nhất tại linh địa Tây Thiên. Được kiến lập nơi đỉnh núi linh khí vần vũ suốt ngày đêm, hai bên long chầu hổ phục, tiền án hậu chẩm vẹn toàn, đây chính là nơi thánh địa đã được các bậc tổ xưa chọn để xây dựng ngôi cổ tự tràn đầy linh khí che trở trấn an cho cả miền đất nước. Song ngày nay, trải qua những thăng trầm của lịch sử, vô thường của thời gian, ngôi chùa đã hoàn toàn đổ nát chỉ còn phế tích năm cấp nền khá bằng phẳng. Cũng bởi lẽ vô thường này mà người dân địa phương bây giờ còn gọi chùa cổ Phù Nghì là chùa Nát.

Đền Cô Chín Tây Thiên

Đền Cô Chín Tây Thiên nằm trên lưng chừng ngọn núi cùng với Chùa Thượng, Đền Thương, đền Mẫu địa, đền Thần núi, Miếu Sơn thần.. tạo thành một quần thể tâm linh đặc sắc chìm mình trong ngút ngàn rừng già, một chốn bồng lai tiên cảnh sơn thủy hữu tình. Ngôi đền mới được xây dựng trong thời gian gần đây, khi nhà nước có chủ trương mở rộng khu du lịch tâm linh này.

Ni cô Tịnh thất

Đây là địa điểm tu hành của các ni cô phái Mật tông Tây Tạng. Du khách sẽ cảm nhận được sự huyền bí của thiên nhiên với suối chảy rầm rì, rừng sâu u tịch, mây nước hiền hòa và không gian thanh tịnh; được chìm đắm và thăng hoa trong những thanh âm của các pháp cụ cùng tiếng đọc kinh của các ni cô, du khách sẽ thực sự thấy lòng mình thư thái.

Hướng dẫn lên Đền Mẫu Tây Thiên.

Bộ hành lên Tây Thiên

 
Vẫn chỉ có 2 cách để bạn lên được tới đền Thượng là leo bộ hoặc đi cáp treo. Nếu đi theo đường bộ, quãng đường khoảng hơn 4km với nhiều đoạn dốc khá cao (nhất là đoạn từ Đền Cô lên tới Đền Thượng) sẽ ngốn của bạn từ 2-3h đồng hồ. Nếu thời tiết mát mẻ và sức khỏe cho phép, các bạn nên lựa chọn phương án này. Đây cũng là một cách để rèn luyện sức khỏe khá tốt.

Cách thứ 2 là đi cáp treo, với phương án này bạn sẽ chỉ mất khoảng 10 phút để di chuyển lên tới đền Thượng. Từ khu vực Đền Thỏng, các bạn có thể đi bộ hoặc thuê xe điện để lên tới ga cáp treo. Đi bộ lên đến sân ga các bạn mua vé tại đây rồi sau đó di chuyển lên tầng 2 để vào cabin. Cabin được thiết kế tự động với sức chứa 6 người trong 1 khoang, đi vào mùa vắng thì các bạn cứ thoải mái ngồi vì cũng chẳng có mấy người.

Lựa chọn: Quý khách có thể bắt xe điện với giá vé 20k/1 lượt từ điểm đỗ xe điện đón khách lên vị trí cáp treo.
 
Cáp Treo Tây Thiên


Đi từ Hà Nội:
Tính từ Hà Nội, bạn đi theo hướng đường Quốc Lộ 2A (Đường đi Thăng Long – Nội Bài) đến thịt xã Vĩnh Yên thì rẽ phải rồi đi theo đường khu đô thị -> tiếp tục đi thẳng theo đường đi du lịch Tam Đảo đến ngã 3 bạn rẽ trái theo biển chỉ dẫn để đi tới chùa Tây Thiên, còn nếu bạn đi thẳng là tới Tam Đảo. Khi tới bến xe chùa Tây Thiên bạn có thể đi rẽ sang phải để tới thiền viện Trúc Lâm, còn đi thẳng là vào đền Thõng.

Lễ Hội Quốc Mẫu Tây Thiên.

Lễ hội Tây Thiên diễn ra hàng năm vào ngày rằm tháng 2 âm lịch. Ngày này, hàng vạn người dân trong vùng, du khách thập phương nô nức kéo về, trước là để thắp hương tưởng nhớ Quốc mẫu, sau là xem các hội diễn cổ, leo núi thưởng ngoạn danh thắng...

Quốc mẫu tên thật là Lăng Thị Tiêu, người được Hùng Chiêu Vương thứ 7 lập làm Chính Vương Phi, có công giúp Vua dẹp giặc, mở mang bờ cõi, phát triển nông nghiệp. Xong công việc, Bà lại trở về quê hương tại thôn Đông Lộ - xã Đại Đình - huyện Tam Đảo ngày nay, rồi "hoá" tại đây.

Như vậy, Quốc Mẫu Tây Thiên vừa là con người của huyền sử, vừa là con người thật với lai lịch rõ ràng. Tưởng nhớ công đức của Bà, nhân dân trong vùng lập đền thờ để hương khói hàng ngày. Bao đời nay, các triều đại phong kiến từ Đinh, Lý, Trần, Lê đều sắc phong Người là: Tam Đảo Sơn Trụ Quốc Mẫu Tối Linh Đại Vương, hàng năm cử các quan đại thần lên cúng tế. 


Chùa Hà Tiên

Chùa Hà Tiên - Vĩnh Phúc

 
Chùa Hà – Hà Tiên tọa lạc trên đồi Hà – thuộc thôn Gia Viễn xã Định Trung, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.Xưa xã Định Trung thuộc huyện Tam Dương – Thời Hùng Vương thuộc Phong Châu, thời Trần thuộc lộ Tam Đái, thời Nguyễn thuộc phủ Vĩnh Tường, tỉnh Sơn Tây; năm 1899, thành lập tỉnh Vĩnh Yên – nay là thôn Gia Viễn, xã Định Trung thuộc thành phố Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc.

hùa Hà vừa là nơi thờ phật, vừa là phật học đường nơi truyền bá tri thức giáo pháp cho nhiều thế hệ tăng ni, cư sĩ qua hàng trăm năm, và cũng là nơi thờ bà thánh mẫu Năng Thị Tiêu. Đặc biệt nơi đây đã từng lưu dấu của chủ tịch Hồ Chí Minh. Hiện tại những đi sản còn lại của chùa cổ là rất ít, và đang dần bị xuống cấp như: Cây hương đá, tấm bia đá hai mặt, hai con voi đá, khu vườn mộ, tháp sư và giếng ngọc.
 
Thấy rõ được những giá trị và ý nghĩa lịch sử của di tích chùa Hà Tiên, để đáp ứng nhu cầu phục vụ tín ngưỡng của nhân dân trong và ngoài tỉnh, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế văn hoá - xã hội của tỉnh. UBNĐ tỉnh Vĩnh Phúc đã có quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết đầu tư xây dựng khu di tích chùa Hà Tiên với tổng điện tích gần 6ha.

Ngày 12/3/2005, Giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc đặt viên đá đầu tiên xây dựng, khôi phục tôn tạo khu di tích lịch sử văn hoá chùa Hà, với tổng nguồn vốn lên tới trên 60 tỷ. Nguồn vốn thực hiện dự án được lấy từ hai nguồn: Ngân sách nhà nước hỗ trợ hàng năm theo kế hoạch đầu tư, và nguồn vốn huy động hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Hiện tại một số hạng mục của dự án thuộc giai đoạn 1 đã hoàn thành, và đưa vào hoạt động như: Nhà tổ, Nhà thờ Quốc mẫu, Lầu Quan âm, Thư viện, Chùa Tam Bảo vừa tiến hành lễ đặt nóc vào ngày 9/9/2008 tức ngày 10/8 năm Mậu Tý. Dự kiến giai đoạn một sẽ được hoàn thành vào năm 20/0. Trong giai đoạn 2 sẽ tiến hành dựng một pho tượng Di Lặc cao 17m bằng đá, xung quanh tượng có mô hình các ngôi chùa nổi tiếng trên thế giới. Dự kiến sau khi hoàn thànhgiai đoạn 1 sẽ tiếp tục tiến hành giai đoạn 2.
 
Với một bề dày lịch sử, với tầm vóc của một di tích lịch sử văn hoá lớn, chùa Hà Tiên sau khi được xây dựng song sẽ là một trung tâm đu lịch tâm linh, sinh thái lớn của Vĩnh Phúc; là điểm đừng chân đầu tiên của du khách trong hành trình: Vĩnh Yên, Tây Thiên, Tam Đảo.
 

Bình luận

  Ý kiến bạn đọc

Đánh giá

 

Tour cùng loại

CHÙM TOUR SAPA TẾT

CHÙM TOUR SAPA TẾT

2 Ngày 1 đêm

 Khởi hành: 29,30,1,2,3,4,5 tết âm

ô tô

2.300.000đ

TOUR BÁI ĐÍNH TRÀNG AN TẾT 2019

TOUR BÁI ĐÍNH TRÀNG AN TẾT 2019

1 Ngày

Bái Đính, Tràng An

Xe Samco 34 chỗ đời mới nhất

650.000đ

TOUR HOA LƯ TAM CỐC

TOUR HOA LƯ TAM CỐC

1 Ngày

Samco 34 chỗ

Samco 34 chỗ

650.000đ

TOUR YÊN TỬ CHÙA BA VÀNG  XUÂN 2021

TOUR YÊN TỬ CHÙA BA VÀNG XUÂN 2021

1 Ngày 1 đêm

Cáp treo, Chùa đồng, Chùa Hoa Yên, Chùa Vân Tiêu, Thiền Viện Trúc Lâm, Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông

Xe ô tô 16, 29, 35 chỗ

480.000đ

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây